Trường hợp hiếm gặp
Thấy triệu chứng bất thường nên chị đi khám tại một số bệnh viện tại TP.HCM,ườngxuyênđắngmiệngtứchôngđikhámpháthiệnkhốiulớnhiếmgặmu có nơi chẩn đoán bệnh đường ruột, nhưng dùng thuốc không cải thiện. Sau đó, chị đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM thăm khám.
Ngày 20.11, tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Hoàng Đức, Trưởng khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, cho biết kết quả chụp cắt lớp vi tính cho thấy ở lõi (tủy) tuyến thượng thận bên trái người bệnh có khối u đường kính 10 cm - ngang ngửa kích thước quả thận. Ung thư tủy thượng thận chỉ chiếm khoảng 10% trong các trường hợp u tủy thượng thận. Các khối u có kích thước từ 4 cm trở lên có khuynh hướng ác tính cao hơn.
"Đây là trường hợp hiếm gặp. Bởi u tủy thượng thận sẽ khiến các chất nội tiết của tuyến này tăng tiết bất thường, gây ra các triệu chứng đặc trưng như tăng huyết áp, béo phì, rậm lông… Tuy nhiên, ở người bệnh này, mặc dù xét nghiệm có rối loạn nội tiết rất nhiều, song không có các biểu hiện lâm sàng nên khó phát hiện bệnh", bác sĩ Đức cho biết.
Khối u lớn gây nhiều thách thức khi phẫu thuật nội soi
Bác sĩ Đức cho biết, để tránh nguy cơ u xuất huyết hoặc chèn ép làm tổn thương các cơ quan khác, chị L. được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt bỏ tuyến thượng thận trái. Thách thức đối với ê kíp mổ là khối u quá lớn. Phương pháp phẫu thuật nội soi được áp dụng với các u của tuyến thượng thận, nhưng chỉ với u dưới 6 cm. Y văn thế giới cũng ít ghi nhận trường hợp u tủy thượng thận trên 10 cm được lấy ra trọn vẹn bằng nội soi, thường phải kết hợp mổ hở. Nhưng nếu thực hiện được toàn bộ cuộc mổ bằng nội soi sẽ tốt hơn cho người bệnh, ít đau, hồi phục nhanh và giảm biến chứng liệt ruột hơn so với mổ hở.
Một nguy cơ của ca phẫu thuật này là quá trình thao tác bóc tách khối u dễ gây tăng huyết áp kịch phát dẫn tới đột quỵ. Để kiểm soát huyết áp và tình trạng mất máu trong suốt cuộc mổ, bác sĩ tính toán kỹ lượng thuốc mê phù hợp, đồng thời theo dõi nghiêm ngặt suốt cuộc mổ.
Theo bác sĩ Đức, phương án đầu tiên là sẽ mổ nội soi, cố gắng kiểm soát mạch máu và lấy hết khối u, tuy nhiên nếu thất bại, chấp nhận sẽ phải mổ hở.
Với sự dẫn đường của hệ thống phẫu thuật nội soi hiện đại, bác sĩ chủ động kiểm soát tốt các mạch máu. Việc bóc tách khối u ra khỏi các cơ quan xung quanh thuận tiện hơn, không làm tổn thương các tạng lân cận như thận, lách và tụy. Sau hơn 3 giờ phẫu thuật nội soi, khối u được lấy trọn vẹn ra ngoài thông qua một đường rạch nhỏ trên thành bụng.
Sau phẫu thuật 3 ngày, chị L. đã vận động nhẹ nhàng, ít đau và được xuất viện. Tuyến thượng thận bên phải còn lại sẽ tăng tiết các chất nội tiết để bù trừ cho tuyến bên trái đã cắt bỏ. Đa số người bệnh sẽ không bị suy tuyến thượng thận, song cần theo dõi sát với bác sĩ nội tiết để có thể bổ sung nếu các chất nội tiết thiếu hụt.
Bác sĩ Đức cho biết, kết quả giải phẫu khối u ác tính, chưa xâm lấn, di căn sang các cơ quan khác nhưng khả năng tái phát tại chỗ cao. Hiện phương pháp điều trị chủ lực với ung thư tuyến thượng thận là phẫu thuật, chưa có vai trò của xạ trị hay hóa trị. Do đó, người bệnh cần theo dõi tích cực để phát hiện sớm và phẫu thuật lại nếu u tái phát.